Trong môn Tử Vi, những người mới học, vừa học sẽ cảm thấy
bế tắc và khó khăn nhất trong quá trình xem hạn (cũng là bước quan trọng nhất
trong luận giải một lá số). Nói đến các vấn đề khác thì có thể dễ hơn, có thể
luận đoán trên các nội dung đơn thuần của sao, nhưng xem vận hạn để biết tương
đối chi tiết về tiền hung hậu quả thì không phải dễ học và dễ vận dụng.
Vì vậy, trong bài
hôm nay, tôi thử đưa ra một số nhận xét để giúp quý bạn có một khái niệm về
việc luận đoán tiểu hạn mà theo tôi là phần khó khăn nhất, và trước đây tôi đã
đề cập tới một cách khái quát rồi.
Ôn lại nội dung:
1. Các thuật ngữ cơ bản trong tử vi
2. Những điểm chính cần lưu ý khi luận đoán lá số
Ôn lại nội dung:
1. Các thuật ngữ cơ bản trong tử vi
2. Những điểm chính cần lưu ý khi luận đoán lá số
Để các bạn tiện theo dõi, những ý chính tôi sẽ bôi đậm màu
hơn!
Xem thêm: Cách xem đại hạn, tiểu hạn, nguyệt hạn, mệnh hạn trong tử vi
Xem thêm: Tướng Quân, Phục Binh - Hạn Tình Duyên, tính cách người yêu, chồng...
Xem thêm: Cách xem đại hạn, tiểu hạn, nguyệt hạn, mệnh hạn trong tử vi
Xem thêm: Tướng Quân, Phục Binh - Hạn Tình Duyên, tính cách người yêu, chồng...
1.
Gốc đại hạn
Yếu tố làm cho các tiểu hạn trung
nhau thành ra khác biệt nhiều là do gốc đại hạn thay đổi, vì khi đoán tiểu hạn
điều tiên quyết là phải xét đến đại hạn lúc đó được coi như là một cung Mệnh thứ hai di động có ảnh hưởng mạnh
mẽ và rõ rệt cho tiểu hạn, nhưng ta vẫn không thể quên lãng cung Mệnh khi giải
đoán. Để cho được linh động và bớt khô khan tôi tránh việc nêu ra các nguyên
tắc và chỉ nêu ra dưới đây nhiều thí dụ điển hình:
- Nếu đại hạn có Liêm Tham hãm địa (tại Tỵ, Hợi)
mà tiểu hạn có Địa không, Địa kiếp, Thiên không thì sự nghiệm hoạnh phát, nhất
là khi được Địa không, Địa kiếp đắc địa (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) chỉ vì Liêm Tham
hãm địa rất cần gặp Không (chính trong cuốn Tử vi đẩu số Tân biên của Vân Đằng
Thái Thứ Lang cũng có nêu ra điểm này khi bàn đến bộ Sát Phá Liêm Tham hãm tại
cung Quan lộc mà quý bạn vô tình không biết áp dụng cho cả đại tiểu hạn).
- Cũng trong trường hợp tiểu hạn trên, nếu gặp Đại hạn có
Thiên Phủ hoặc Tử vi thì thực đáng buồn chỉ chờ ngày khuynh gia bại sản hoặc
mất chức…nhất là khi có thêm Tuần, Triệt án ngữ (là yếu tố làm lợi thêm cho
Liêm Tham hãm), vì Tử Phủ sợ nhất gặp Không Vong và Tuần, Triệt.
- Ngoài ra, ta vẫn phải xét đến Mệnh nữa, vì khi đại tiểu
hạn tương hợp với nhau rồi nếu được thêm Mệnh hỗ trợ thêm mới đáng gọi là hanh
thông thuận lợi, còn ngược lại vẫn giảm đi nhiều. Tỷ dụ như Mệnh có Vũ Sát tại
Mão mà gặp được đại hạn Liêm Tham hãm và tiểu hạn Không Kiếp, Thiên không như
trên thì còn gì hay bằng vì tất cả nhóm sao đó tương trợ lẫn nhau chặt chẽ. Còn
trường hợp Mệnh có Thiên Phủ (tức là Mệnh ở Dậu) với đại tiểu hạn như trên thì
chưa thể hanh thông được hoặc nếu có phát lên mạnh thì đương số cũng đau khổ,
bực dọc trong tâm hồn vì nằm trong môi trường trái ngược với tư thế của mình,
không khác gì một ông quan tòa mà phải đứng đầu một đảng cướp hoặc một nhóm
buôn lậu quốc tế, như thế càng thành công càng thấy lương tâm cắn rứt, mặc dầu
bề ngoài thật là thịnh vượng và có uy tín.
Khi Đại hạn có Nhật Nguyệt miếu vượng tại Mão và Hợi mà gặp
tiểu hạn có Thiên Không, Thiên Hư và cung nhập hạn lại vô chính diệu thời tiền
tài và công danh rất ngon lành, vì Nhật
Nguyệt rất ưa cung vô chính diệu để rọi chiếu vào cho sáng sủa nhất là có thêm
Thiên Không quét sạch mây mù và có Thiên Hư làm cho bầu trời thăm thẳm thực là
đẹp biết bao!
Ngay cả khi có Tuần, Triệt án ngữ cũng vẫn hanh thông vì
Nhật Nguyệt khi chiếu gián tiếp (tức là ở đại hạn ảnh hưởng cho tiểu hạn) không
hề sợ Tuần, Triệt mà có khi còn nhờ hai sao nầy làm tăng sự tốt đẹp cho cung vô
chính diệu nhập tiểu hạn nữa.
Ngoài ra, dù có thêm Không, Kiếp (bất luận miếu vượng hay
hãm) nhập hạn cũng phát đạt như thường vì Không Kiếp không hại gì cho Nhật,
Nguyệt. Nhưng với tiểu hạn như trên, nếu đại hạn gặp Thiên Phủ hội Song Lộc thì
kết quả ngược hẳn lại, không lụn bại thì cũng không làm sao phát đạt nổi. Gặp
trường hợp như thế nhiều người mới học tử vi hẳn phải thắc mắc không hiểu tại
sao tiểu hạn trước mình phát mạnh mẽ mà tiểu hạn sau cũng vào cung đó lại xuống
đến đất đen, nhất là cứ yên trí đại hạn có Thiên Phủ hội Song Lộc thì tiền để
đâu cho hết…
Bây giờ ta lại phải xét đến Mệnh xem có gì mâu thuẫn hoặc
thuận lợi cho đại tiểu hạn hay không: nếu trường hợp đầu (tức là đại hạn Nhật
Nguyệt và tiểu hạn Thiên không, Thiên Hưu và cung nhập hạn vô chính diệu) mà
được cung Mệnh cũng vô chính diệu hoặc có Phá quân cư Thân) thì năm đó rất
thuận lợi, vì Phá quân rơi vào hạn có những sao trên không có gì trái ngược,
cũng ví như một người liều lĩnh, thủ đoạn dữ dằn gặp được môi trường làm ăn bất
chính (như buôn lậu) thì dễ thành công rực rỡ.
Nếu Mệnh có Cơ, Lương hoặc Tử, Phủ thì tuy hợp với Đại hạn
Nhật, Nguyệt nhưng lại kỵ tiểu hạn Không Vong, Không Kiếp, Tuần, Triệt cho nên
năm đó cũng khó thành công.
-Nếu đại hạn có Xương, Khúc, Khôi
Việt, Quan Phúc, Hóa Khoa, mà tiểu hạn lại gặp Hỏa Linh, Không Kiếp, Tuần,
Triệt, Hóa Kỵ, Kình, Đà là ta đã thấy ngay sự mâu thuẫn, trái ngược giữa hai
nhóm sao đó vì một bên toàn là sao chủ về văn học, tư cách thông minh, một bên
chủ về dữ dằn, phá hoại, ngăn trở, lao động về chân tay, như thế làm sao có thể
hanh thông được. Riêng trường hợp này, rất cần phối hợp với Mệnh.
Nếu Mệnh có Liêm Tham hãm địa hoặc có Vũ Sát hay Cơ Lương
(nhưng 2 cặp sao sau không thuận lợi bằng Liêm Tham vì chúng rất sợ Tuần Triệt)
thì năm đó không đáng ngại, cũng ví như người thợ máy tới lúc được bổ túc thêm
phần kỹ thuật của mình (tỷ dụ như học thêm một khóa chuyên môn nào đó).
Còn trường hợp Mệnh có Thiên Tướng,
Thiên Lương…thì tuy rất hợp với đại hạn đó nhưng tiểu hạn hoàn toàn bất lợi,
nếu có đi thi tất rớt, có mưu cầu chức phận gì cũng bị cản trở. Do đó, nếu Mệnh
và tiểu hạn tương hợp với nhau rồi phải có Đại hạn làm trung gian kết hợp mới
tốt đẹp, cũng ví như người mai mối giữa hai họ nhà trai và nhà gái nếu thân
thiết với cả hai bên thì người đó sẽ cố tác thành cho cặp trai gái, còn trường
hợp không ưa một bên nào là thế nào cũng gây mâu thuẫn. Xem như vậy quý bạn
thấy đoán tiểu hạn quả thực rất uyển chuyển vì phải kết hợp quá nhiều yếu tố.
Qua những thí dụ nêu trên, quý bạn
hẳn đã có một khái niệm về sự khác biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau (cùng một
cung). Đây mới chỉ căn cứ vào gốc đại hạn chứ chưa xét tới những yếu tố thay
đổi khác, mà tôi xin nêu ra dưới đây:
2.
Các sao Lưu niên (hoặc Phi tinh)
Nếu muốn giải đoán tinh vi về tiểu
hạn hơn, ta cần căn cứ vào các sao lưu niên mà một số nhà tử vi quen gọi là phi
tinh là các sao không thể an sẵn trên lá số nhưng cứ mỗi năm ta cần ghi thêm
bằng bút chì trên lá số nếu muốn đoán kỹ lưỡng thêm, để biết những điểm dị biệt
giữa các tiểu hạn trùng nhau.
Các phi tinh thông thường là Lộc tồn, Kình Đà, Thái tuế,
Thiên Mã, Khốc Hư, Tang Hổ, Khôi Việt mà cách an có ghi trong nhiều sách tử vi
nên tôi không nêu ra đây nữa. Nhiều nhà tử vi khi an Lưu Thái Tuế hoặc Lưu Lộc
Tồn thường an luôn cả các sao khác thuộc chùm đó, nhưng theo tôi nghĩ thì chỉ
cần xét đến các phi tinh nêu trên, cũng đủ vì những sao còn lại không giúp được
nhiều cho việc giải đoán mà còn có khi làm ta phân vân không biết đi tới kết
luận nào.
Ngoài ra, trong các phi tinh kể trên, Lưu Thái Tuế cần được
chú trong nhiều nhất vì nó luôn luôn tọa thủ tại cung của năm nhập hạn (tức là
địa bàn, còn lưu tiểu hạn là thiên bàn).
Tôi lại cũng xin nêu ra nhiều thí
dụ điển hình dưới đây chứ không thể nêu ra nguyên tắc giải đoán được:
-Khi đại hạn có Cự môn hãm địa hội
Phục binh, Tuế phá, tiểu hạn lại có Cô Quả, Tang Hổ, Kình Đà, Hỏa Linh, Thái
tuế mà Lưu Thái tuế lại gặp Thiên Hình, Hóa Kỵ, Kình hoặc Đà lưu niên (nhất là
Kình hãm địa) thời ta có thể quyết đoán là đương số bị tù tội hoặc bị đánh đập
khá nặng, nếu không cũng phải đau yếu nguy nạn. Nếu lưu Thái tuế không gặp Kình
hoặc Đà, tức là Lưu Lộc tồn chạy sang cung khác, thì bao nhiêu sự nguy nan cũng
chỉ còn một phút. Do đó quý bạn thấy mỗi 12 năm là Lộc tồn lưu niên lại thay
đổi vị trí, kéo theo Kình Đà luôn chứ không thể nào cho rằng địa bàn nhập hạn
luôn luôn giống nhau mỗi 12 năm.
-Nếu đại hạn có Hóa Khoa, Quang Quý
(Sửu Mùi), tiểu hạn có Xương Khúc, Khôi Việt mà Lưu Thái Tuế lại gặp phi tinh
Khôi Việt Hồng Hỉ thì thuận lợi nhất về công danh, đi thi chắc chắn phải đậu,
nhất là khi thấy Mệnh có Thiên Lương, Thiên Tướng đắc địa hội Tả Hữu, Quyền Lộc
nữa. Nhiều khi tiểu hạn hơi xấu mà Lưu Thái Tuế hội nhiều sao tốt đẹp vẫn được
hanh thông, tuy vẫn có trở ngại lúc đầu, tỷ dụ như thi đậu kỳ nhì, hoặc buôn
bán thua lỗ đầu năm nhưng giữa năm trở đi lại phát tài.
-Về phương diện Lưu Thiên Mã, nhiều
nhà Tử vi cho rằng những người nào Mệnh, hoặc Thiên Di hay “Thân” cư tại Dần
Thân Tỵ Hợi hay phải di chuyển, xuất dương, xuất xứ vì Thiên Mã cố định luôn
luôn ở 4 cung đó và cả Thiên Mã lưu niên cũng vậy. Còn đối với những người
khác, nhất là những người có cách làm việc cố định không bao giờ quý bạn nên
đoán là họ sẽ thay đổi công việc mỗi khi gặp Lưu Thiên Mã vì cứ vài năm thế nào
chẳng gặp trực tiếp hoặc gián tiếp Lưu Thiên Mã hoặc Thiên Mã cố định. Đối với
những người này phải có thật nhiều yếu tố thay đổi mới có thể đoán được, tỷ dụ
như đại hạn có Thiên Đồng, Thiên không rồi tiểu hạn có Mã cố định gặp Lưu Thiên
Mã, mà lại phải chiếu về cung thuộc về mình, tức là Mệnh, Quan lộc, Tài bạch, Thiên
Di, “Thân” chứ nếu chiếu về Phụ Mẫu, Tử tức thì cũng vẫn chưa thể quả quyết
được. Ngoài ra, còn cần 2 đại hạn liền nhau thật khác nhau, để cho có sự thay
đổi mạnh mẽ mỗi khi chuyển đại hạn.
Sau hết, ngoài các phi tinh kể
trên, ta còn cần chú trọng đến Lưu Tuần, Triệt mà ít sách đề cập tới mặc dầu
rất quan trọng (Cách an 2 sao lưu động này cũng như cách thông thường, tỷ dụ
như năm nay Giáp Dần thì Tuần ở Tý Sửu và Triệt ở Thân Dậu). Thực thế, nhiều
khi Lưu Tuần, Triệt còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Tuần Triệt cố định, nếu luận đoán
về tiểu hạn. Tỷ dụ như cung nhập hạn có Tử Phủ cư Thân hội nhiều sao tốt đẹp và
hợp với đại hạn cũng như Mệnh nhưng vẫn không thấy hanh thông, đó cũng chỉ vì
Lưu Tuần hoặc Lưu Triệt đã án ngữ làm mất gần hết cách tốt đẹp đó đi. Nhưng gặp
trường hợp hạn quá xấu nếu may mắn được Lưu Tuần, Triệt án ngữ thời vẫn có thể
chắc qua khỏi được. Như vậy quý bạn thấy mỗi tiểu hạn trùng nhau đã có khá
nhiều yếu tố khác nhau.
3.
Thời gian
Sau hết, ta cần phải lưu ý đến yếu
tố thời gian tuy không có tính cách lý thuyết về tử vi, nhưng nhiều khi ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc giải đoán. Tỷ dụ như:
-Hai sao Tả Hữu thường thường chỉ
ứng nghiệm trong thời đương số còn trẻ vì có trẻ mới hăng say hoạt động cho phù
hợp với đặc tính của Tả Hữu, chứ khi đã lớn tuổi dù có muốn tích cực chăng nữa
Tả Hữu cũng “già nua” rồi khó lòng giúp cho đương số được phong độ như trước.
Về sao Đào Hồng cũng tương tự như vậy, nếu nằm trong những đại hạn ta còn thanh
niên mới đúng môi trường chứ từ 60 tuổi trở đi 2 sao đó không những không giúp
ích gì lại còn làm cho ta yếu đuối thêm và có khi đưa đến tận số. Còn sao Triệt
thì từ năm 30 tuổi trở đi cũng bớt hẳn ảnh hưởng đi, nếu cung nhập hạn từ 30
năm trở về trước đang tốt trở thành xấu vì Triệt án ngữ thì từ 30 năm trở về
sau phải đoán là tốt nếu gặp sao đó nữa.
-Về các hung tinh (như Kình Đà, Hỏa
Linh, Không Kiếp) nói chung thường hay hoạt động sớm nếu ở Đại hạn thì hay ứng
vào mấy năm đầu và ở tiểu hạn ứng vào đầu năm, nhất là khi gặp chính tinh có
ảnh hưởng sớm (tức là bắc đẩu tinh). Hoặc có khi trong đại hạn còn trẻ bị hung
tinh này quấy phá nhưng đến đại hạn cách đó mấy chục năm sau cũng gặp hung tinh
đó sự phá hoại lại quá nhẹ.
Qua các thí dụ trên, quý bạn hẳn nhận
thấy việc đặt ra nguyên tắc hoặc hệ thống để giải đoán tiểu hạn rất khó thực
hiện vì có quá nhiều yếu tố kết hợp không giống nhau và để kết luận tôi chỉ xin
nhắc quý bạn là sự tốt xấu của tiểu hạn không phải hoàn toàn do đặc tính tốt
xấu của các sao nhập hạn mà do sự tương hợp giữa tiểu hạn, đại hạn và Mệnh
Thân.
0 comments: